1. Ánh nắng trực tiếp:
Trồng rau bắt buộc phải có tối thiểu 4h ánh nắng trực tiếp / ngày thì rau mới phát triển khỏe mạnh được, ít ánh nắng rau sẽ còi cọc, vàng úa, dễ bị nấm mốc đe dọa gây thối gốc. Tuy nhiên, với lượng ánh nắng (đặc biệt là nhiệt độ trên sân thượng) quá lớn cũng làm ảnh hưởng nặng nề đến việc trồng rau, chúng làm rau mất nước và héo khô nhanh chóng. Bởi vậy, với các thiết bị trồng rau hạn chế về đất như chậu nhựa thông minh, thùng xốp… bạn cần dùng lưới đen cắt nắng, hạ nhiệt độ khu trồng rau xuống để rau không bị tổn thương nhiều.

2cách làm đất trồng rau:
Khác với việc trồng rau dưới mặt đất, nhờ có lượng nước và các loại sinh vật tự nhiên dày đặc đào xới liên tục giúp đất tơi xốp. Tuy nhiên, trồng bằng thùng xốp hay chậu nhựa lại không có được điều kiện tối ưu như thế . Nên việc làm đất cần nhiều phân và độ tơi xốp hơn, ngoài ra, dưới cái nắng chói trang của sân thượng, đất nhanh bị hoang hóa và bạc màu hơn do các loại vi sinh sống trong đất rất dễ bị tổn thương bới ánh nắng và nhiệt độ gay gắt
Tỉ lệ trộn đất thích hợp cho trồng rau trên sân thượng được chúng tôi thử nghiệm là 50% đất, 25% mùn tạo xốp (sơ dừa đã xử lý, đất tribat, trấu hun…Nên trộn lẫn sơ dừa và trấu hun thì càng tốt) và 25% phân hữu cơ (phân bò, gà ủ hoai, phân trùn quế…), hạn chế hoặc không nên dùng phân vi sinh vì nhiều loại phân vi sinh kém chất lượng, thậm chí có pha chế thêm các loại phân hóa học để giúp cây phát triển nhanh.
3. Nước:
Với trồng rau trên sân thượng hay ban công, công tác tưới nước là vô cùng quan trong, bởi vì với độ cao và sức nóng khủng khiếp mùa hè, cây mất nước nhanh chóng. Với các loại thiết bị trồng rau chỉ chứa được ít đất như chậu nhựa thông minh, thì việc trồng rau trên sân thượng vào mùa hè là 1 nhiệm vụ vô cùng khó khăn, vất vả. Do lượng đất ít, nước dễ bay hơi, những mùa nóng bức, tưới buổi sang, buổi trưa đã khô cong nước. Cho nên, bạn cần chọn các thiết bị trồng rau thổ canh chứa được lượng đất lớn để đảm bảo đất không bị mất nước nhanh chóng. Ngoài ra, lượng đất dày sẽ giúp đất mát hơn, không bị phơi khô cong từ trên xuống dưới như các thiết bị trồng rau có ít đất. Việc kê chậu nhựa hay thùng xốp cách ly khỏi mặt sàn bê tông ngoài việc giảm thiểu bẩn sàn, đỡ bị úng nước gây thẩm trần còn có tác dụng đặc biệt là cách ly sự hấp nhiệt từ dưới lên.

Còn 1 lỗi rất hay gặp phải của người trồng mới là tưới nước cho chậu hoặc thùng xốp, cảm giác nước lênh láng trên bề mặt và dừng tưới. Nhưng thực ra các lớp đất bên dưới vẫn còn khô, chỉ là nước chưa kịp thấm xuống thôi. Nếu bạn tưới nước vào mùa hè cho các thiết bị trồng rau như chậu nhựa hoặc thùng xốp, hãy bảo đảm mỗi chậu ít nhất được tưới khoảng 2-2.5 lít nước / lần tưới nhé.
4. Ủ phân, làm lại đất thường kì:
Nhiều khách hàng thắc mắc với chúng tôi là đã đầu tư những dàn sắt trồng hàng loạt chậu, chỉ được 1 vụ ban đầu, vụ 2 là trồng cây rất còi cọc hoặc giả sử không lên? Đó là vì họ đã thiếu công đoạn trộn lại đất hoặc thay đất sau mỗi vụ trồng. Với lượng đất ít ỏi, dưới ánh nắng mặt trời và trồng cây phát triển trong hơn 1 tháng. Dinh dưỡng phần lớn bị ánh nắng mặt trời hủy hoại, phần khác được cây tiêu thụ trong quá trình sinh trưởng nên đất trồng nhanh chóng bị bạc màu. Biểu hiện là cây rau phát triển còi cọc, lá vàng, thân mảnh, thậm chí chết. Việc đầu tiên của các nông gia đô thị chính là:
- Ủ rác hữu cơ làm phân ngay khi bắt đầu gieo trồng, sau hơn 1 tháng, rác hữu cơ hoai mục sẽ là nguồn dinh dưỡng để trộn lại đất trồng vụ tiếp theo. Còn nếu bạn không ủ sớm được thì chắc chắn bạn cần phải Mua phân hữu cơ tại các cửa hàng bán thiết bị rau sạch để trồng lại rau, thường lượng phân để trộn lại cho đất chiếm khoảng 10-15% lượng đất có sẵn trong chậu hoặc thùng xốp. Tức là rừ 2-4 kg phân hữu cơ cho 1 chậu hoặc thùng.
5 Sâu bệnh và nấm mốc:
Đối với sâu bệnh, nguồn gốc được sinh ra chính là từ những con bướm, chúng đẻ trứng trên lá và sâu con nở rất nhanh, chúng cũng có tốc độ phá hoại cực nhanh, cứ tưởng tượng 3 ngày bạn không lên thăm vườn, có thể rau của bạn chỉ còn cái cuộng lá. Với các thiết bị trồng rau như thùng xốp, tại sao người trồng hay phơi đất, ủ đất ở nhiệt độ cao sau mỗi vụ là vì đất không có nhiều vi sinh, đặc biệt không có trùn, giun phát triển, nên đất dễ bị các loại nấm mốc phát triển cạnh tranh, các loại nấm này dễ gây thối gốc rau. Cho nên sau mỗi vụ, người trồng phải phơi đất, rắc 1 ít vôi bột và trộn lại đất là vì lý do nấm mốc, sâu bệnh và dinh dưỡng.
6 Do canh tác sai :
Để đất khô trong 1 thời gian dài sau đó mới trồng lại, việc đầu tiên là phải xử lý lại toàn bộ đất như trộn thêm phân, ủ vi sinh trước khi trồng. Nếu cứ để tình trạng như hiện tại mà trồng là rau hầu như không thể lên được. Bởi vậy, việc giữ ẩm thường xuyên cho đất là việc vô cùng quan trọng trong trồng rau sạch tại nhà. Nếu bạn đi đâu vắng 1 thời gian, bạn nên tưới thật ẩm cho đất, lấy bạt hoặc bao tải tủ lại để đất không bị hoang hóa dưới ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, mắc hệ thống tưới tự động và ỉ vào đó ít lên thăm nom vườn rau là 1 nguyên nhân lớn gây ra việc thất thu. Cụ thể, hệ thống tưới tự động hiện tại chưa đủ đồng bộ (hệ thống đồng bộ đầu tư khá mắc tiền), nên mùa hè hay mùa đông, trời mưa hay trời nắng nó đều tới 1 lượng nước như nhau, khiến cho đất thì lúc ẩm quá, úng nước, lúc khô quá thiếu nước, rau sẽ còi cọc hoặc dễ bị nấm mốc phá hoại.
Để đất quá khô sau mỡi vụ thu hoạch
Với tháp trồng rau bạn chăm sóc rau sẽ nhẹ nhàng hơn không lo nóng đất nóng rễ, không cần ủ phân hữu cơ để cải tạo đất sau mỗi vụ thu hoạch, có trùn quế vi sinh vật có lợi sẽ giảm bớt sâu bện cho rau
cảm ơn quý vị đã đọc hết bài hi vọng sẽ bổ ích cho quý vị qua bài viết này