Tin tức

Cách ủ rác hữu cơ nhà bếp đơn giản nhất thành phân bón cho rau

Cách ủ rác hữu cơ nhà bếp đơn giản nhất thành phân bón cho rau

24/07/2020 | 0 Xem

Dùng rác nhà bếp để trồng cây, bạn đã bao giờ nghĩ đến chưa?
Rác thài nhà bếp: các loại nguyên liệu chế biến đồ ăn, vỏ trứng, vỏ hoa quả, vỏ rau, bã chè , trà, cafe,… Thay vì trước đây chúng ta vứt chúng vào sọt rác gây hôi thối tạo gánh nặng cho môi trường thì bây giờ chúng ta hoàn toàn có thể biến chúng thành phân để bón cho cây trồng, đặc biệt là các loại rau trồng . Với quy trình đơn giản và nguyên liệu sẵn có tôi tin chắc ai cũng có thể làm được.

Tại sao nên làm phân hữu cơ tại nhà?

Thay vì sử dụng các loại phân hóa học, vừa gây hại cho đất vừa ảnh hưởng đến sức khỏe thì các hộ gia đình có thể dễ dàng tạo ra loại phân hữu cơ an toàn.

– Tiết kiệm chi phí chăm sóc cây trồng.

– Tăng thêm nguồn dinh dưỡng cho đất trồng cây.

– Hạn chế việc lạm dụng phân bón hóa học.

– Giảm thiểu hiệu ứng nhà kính do sử dụng quá trình phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí và giảm được số lượng rác thải vào môi trường.

Sau đây là các cách làm phân hữu cơ từ rác thải  bạn hãy làm thử nhé .

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM PHÂN HỮU CƠ TỪ RÁC THẢI NHÀ BẾP TẠI NHÀ

 Cách làm phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp,Để ủ phân đạt chất lượng và không có mùi hôi thối các bạn thực hiện theo quy trình sau đây: chúng ta cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1Chuẩn bị nguyên vật liệu

– Thùng ủ phân: Các loại thùng gỗ, thùng nhựa..vv có dung lượng từ 20-120 lít (tùy vào lượng rác thải của gia đình).

– Dụng cụ đảo trộn (gậy, thanh tre).

– Vòi nước.

– Đất trồng không có phân hay chất hóa học và lá cây khô.

– Rác thải từ nhà bếp (rau, vỏ trái cây, vỏ trứng, bã cà phê…vv).

Bước 2Làm thùng ủ rác hữu cơ và chọn vị trí đặt thùng
thùng ủ rác hữu cơ

– Các thùng nhựa được khoan nhiều lỗ thoát nước cách đều nhau từ 10 – 15 cm. Bên thành thùng khoan 2 cửa vuông từ 20→30 cm để lấy phân.

– Vị trí đặt phân ủ: Cách xa nguồn nước sinh hoạt, đặt chậu nhựa để thu nước rỉ từ rác.

Bước 3Phân loại rác và ủ phân

– Các loại rau thừa, rác thải từ nhà bếp được gọi là rác hữu cơ. Trước khi đưa rác vào ủ phân, quý vị nên loại bỏ toàn bộ mảnh sành, túi ni-lông, vỏ hộp sữa…
Trộn các loại rác với chế phẩm vi sinh: 0,5 – 1 Kg EM (được phân phối tại khắp các đại lý trên toàn quốc). Đây là bước quan trọng giúp quá trình ủ diễn ra nhanh chóng và không gây ô nhiễm môi trường.
tự làm phân hữu cơ

Chú thích: công dụng của chế phẩm Em

+ Phân hủy mùn, bã hữu cơ từ rác thải nhà bếp

+ Khử mùi hôi của rác thải

+ Bảo vệ môi trường

+ Ức chế và tiêu diệt các mầm bệnh trong rác thải.

– Sau đó, rải lần lượt các lớp nguyên liệu vào thùng ủ. Cứ một lớp rác là một lớp đất và lá khô. Để tránh thu hút ruồi, lớp cuối cùng trên mặt thùng nên là lớp đất và đậy kín nắp thùng chứa.

Bước 4: Đảo trộn và điều chỉnh độ ẩm.

Trong cách làm phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp thì bước đảo trộn và điều chỉnh độ ẩm là cực kì quan trọng.
- Sau khi trộn đều nguyên liệu và chế phẩm đậy kín nắp thùng sau 15 ngày mở ra đảo 1 lần.

– Sau khoảng 1 tháng là bạn có thể đưa ra sử dụng.

Bước 5Đưa vào sử dụng

– Sau 30 ngày, lượng rác thải đã được ủ thành phân compost và có thể đưa vào sử dụng bón cho cây trồng.

– Mở cửa thùng và lấy lớp phân phía dưới.

Cách sử dụng phân hữu cơ hiệu quả

– Sau khi lấy phân hữu cơ từ thùng ra nên để phơi từ 1 đến 2 ngày để giảm bớt nhiệt độ mới đưa vào bón cho cây trồng.

Có 2 cách để sử dụng phân:

– Trộn đều với đất để chuẩn bị trồng mới, các bạn nên trọn với tỉ lệ 1 : 3 (phân : đất).

– Hòa với nước để tưới cho cây. hoặc bón xung quanh gốc cây 1 ít rồi tưới nước .

 Cách đơn giản hơn , khỏe hơn khi ủ rác hữu cơ nhà bếp đó là sử dụng Tháp rau hữu cơ eco.
Bạn thấy cách ủ rác ở trên nó nhiều công đoạn quá , phải chuẩn bị nhiều dụng cụ ,bạn  không có nhiều thời gian để ủ rác hữu cơ , bạn sợ tự ủ rác gây ra mùi hôi thối làm ảnh hưởng tới gia đình và cả hàng xóm.  Thì tháp trồng rau hữu cơ Eco là sự lựa chọn tuyệt vời  cho bạn. Chỉ cần bạn bỏ rác nhà bếp vào lõi đậy nắp lại là xong.
cách ủ rác hữu cơ
 Tháp rau hoạt động theo nguyên tắc tuần hoàn khép kín.
nguyên lý hoạt động của tháp rau eco

Nguyên lý hoạt động của tháp rau hữu cơ Eco
Tháp rau được thiết kế trồng theo phương pháp thổ canh tự nhiên, được chia làm 2 phần, phần 1 là phần ngoài tháp được đổ đất hữu cơ để trồng rau, phần lõi tháp đóng vai trò như cơ quan tiêu hóa mà tại đó chứa rác hữu cơ  (rau củ quả bỏ, vỏ trái cây, cơm thừa, bã chè, cafe...) bỏ vào trụ vi sinh (giữa tháp), lượng rác này được ăn bởi trùn quế và đùn ra đất sẽ tạo ra một lượng phân bón hữu cơ cấp ngược lại cho cây. Trùn quế di chuyển khắp tháp rau và thải phân trùn quế, bổ sung dinh dưỡng và làm tơi xốp đất. Dịch trà trùn (chứa nhiều chất dinh dưỡng và vi sinh vật cố định đạm, lân, kali, ức chế nấm mốc phát triển...) chảy xuống khay chứa trà trùn dưới đế tháp, được tưới ngược lên đỉnh tháp, làm giàu dinh dưỡng cho rau phát triển tốt. mà KHÔNG PHẢI BÓN PHÂN, THAY ĐẤT.
tháp rau hữu cơ
Mùi của rác hữu cơ có vẻ ai cũng lo lắng, vì ai cũng đã từng đi qua đống rác thì sẽ rõ, tuy nhiên, trồng tháp rau hữu cơ thì tuyệt nhiên lại không có mùi hôi nào. Lý do rất đơn giản: Một là các loại rác có mùi thối như thịt động vật không được cho vào lõi tháp, thứ hai là rác hữu cơ rất ít mùi (bạn thử vào rừng toàn lá cây rụng và hoai mục để ngửi mùi nhé), thứ 3 là đất bên ngoài đã che kín lõi rác, lại nhờ trùn quế xử lý rất nhanh các rác hoai mục nên hầu như không có 1chút mùi nào bốc ra từ lõi tháp. 
mô hình trồng rau nhà phố

Tháp rau Eco trồng rau kết hợp lõi ở giữa ủ rác thật là tiện ích tuyệt vời phải không ạ, bạn không cần làm gì nhiều mà rác vẫn được phân hủy ra thành phân bón hữu cơ nhờ những chú trùn quế hăng say làm việc đó giúp bạn rồi. Thời đại hiện đại chúng ta hãy tận hưởng những công nghệ mới hiện đại để cuộc sống thêm phần nhàn nhã hạnh phúc hơn.
Chúc các bà con cô bác làm vườn hạnh phúc nhé !

.
Chat Zalo
Liên hệ